Thiếu Lâm
[Nguồn gốc môn phái]
Bồ Đề bổn vô thụ
Minh kính diệc phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.
Lược dịch:
Bồ Đề không phải cây
Gương sáng cần chi đài
Bản chất là hư không
Lo chi bám bụi trần.
Nhắc đến Thiếu Lâm Tự tất cả người trong giang hồ đều hiểu đó là ngôi chùa nổi tiếng nhất Trung Nguyên, thánh địa của Phật giáo. Từ Đường, Tống đến nay, Phật giáo phát triển, cũng có rất nhiều người ngưỡng mộ danh tiếng, trần duyên chưa dứt, được lưu lại trong chùa làm đệ tử tục gia.
Vì võ công trong thiên hạ đều bắt nguồn từ Thiếu Lâm, nên đệ tử tục gia của Thiếu Lâm đều luyện võ công. Thiếu Lâm xuất cao thủ là điều mà thời đại nào cũng có. Thời kỳ hưng thịnh nhất đệ tử Thiếu Lâm cả tăng và tục gia lên đến hơn nghìn người, có thể coi là môn phái lớn nhất trong võ lâm đứng ngang hàng với Cái Bang về số lượng đệ tử.
[Đặc điểm chiến đấu]
Võ công Thiếu Lâm căn bản rất thâm hậu, Kim chung trảo và Thiết bố sam trong truyền thuyết làm cho đệ tử Thiếu Lâm đứng đầu thiên hạ về công phu ngoại gia, mình đồng da sắt, rất khó bị đối thủ đánh bại. Khi đệ tử Thiếu Lâm tấn công đối thủ, sẽ kết hợp đồng thời công lực ngoại gia và công lực huyền gia tạo nên uy lực khủng khiếp.
Khi đệ tử Thiếu Lâm chiến đấu bên cạnh đệ tử các danh môn chính phái, họ có thể liều mình vì nghĩa, yểm trợ đồng bạn, đồng thời bảo vệ chính mình. Đối với đồng đạo, đệ tử Thiếu Lâm luôn khiêm nhường, nhưng khi họ sử dụng tuyệt học Thiếu Lâm, có thể làm đứt gân cốt đối thủ, thậm chí phế bỏ võ công đối thủ. Vì vậy đệ tử Thiếu Lâm luôn là đối thủ đáng sợ cũng như đáng kính nhất.
[Đặc điểm môn phái]
Khai quang: Thánh vật Phật pháp, sau khi được con người cải tạo sẽ có Phật tính, được gọi là Khai quang. Thiếu Lâm có một môn tuyệt học dược lý, những viên nhỏ mang dược tính, có hiệu quả tức thì, phương pháp này theo lý luận trung y hồi đó là không thể. Môn tuyệt học này được đệ tử tục gia truyền bá rộng rãi. Vừa có thể trị bệnh cứu người, vừa có thể hạ được đối thủ trước khi giao đấu. Những viên thuốc nhỏ này sáng lấp lánh, giống viên Xá lợi của các nhà sư khi viên tịch, vì vậy võ lâm gọi nhầm là “Xá lợi Khai quang”.
Phật pháp: Nếu không nhờ có Phật pháp thâm hậu, bảy mươi hai tuyệt kỹ Thiếu Lâm không thể lớn mạnh đến vậy. Bởi vì tuyệt học đa số đều cần phải có ý chí kiên định và sự nắm bắt đúng mực, cho nên đệ tử tục gia để Khai quang tuyệt học, cũng tĩnh tâm tu hành Phật học, hy vọng tu luyện võ học thành tài.
Phục hổ: Thiếu Lâm phục hổ không phải là chuyện tự nhiên mà có, núi Trung Nguyên rất nhiều ác hổ, các nhà sư Thiếu Lâm thường hay giúp người dân hàng phục hổ trừ hại. Tuy nhiên người xuất gia không sát sinh, lại sợ hổ chạy ra ngoài làm hại bách tính, cho nên đa số hổ bắt được đều gửi nuôi ở chỗ các đệ tử tục gia. Sau này đệ tử tục gia có người huấn luyện hổ để cưỡi, rất oai phong. Tuy nhiên hoà thượng Thiếu Lâm không bao giờ cưỡi hổ.
[Thiếu Lâm Cổ Tự]
Trong chùa Thiếu lâm có một kỳ quan lớn là Tháp lâm, đó là nơi cúng dâng xá lợi sau khi các vị sư nổi tiếng viên tịch. Tuy nhiên các nhân tố ảnh hưởng tới sự yên tĩnh của Tháp lâm rất nhiều, vì vậy đệ tử tục gia thường phải đảm nhận nhiệm vụ canh giữ Tháp lâm.
Một kỳ quan khác của Thiếu Lâm là Mộc nhân hạng, trong Mộc nhân hạng thực chất là những con rối bằng gỗ, dùng cho các hoà thượng luyện tập võ công.
Tuy nhiên gần đây trên giang hồ xuất hiện rất nhiều các loại con rối khác, không phải từ Thiếu lâm, những con rối này cơ thể cao lớn, không sợ đao kiếm, tạo thành mối hiểm lớn cho người dân. Trong võ lâm đều nghi ngờ Thiếu Lâm có ý đồ không tốt. Trên thực tế, gần đây những con rối mộc nhân, đồng nhân trong chùa Thiếu Lâm cũng có những biểu hiện bất thường, khiến các nhà sư Thiếu Lâm không dám lên tiếng thanh minh.